“Trước các câu hỏi ban phụ huynh chúng tôi đưa ra, thầy Tuân trả lời rất vòng vo và liên tục nhấn mạnh về việc nếu phụ huynh nào thấy môi trường này không phù hợp, chuyển con sang môi trường khác. Kết thúc buổi làm việc, thầy Tuân không ký vào biên bản làm việc và có nói là sẽ báo cáo lại nội dung làm việc ngày hôm đó với Hội đồng nhà trường và sẽ trả lời lại các câu hỏi của phụ huynh vào buổi làm việc tiếp theo”, ông Bằng nói.
Ông Bằng cho biết thêm, đến ngày 10/8, ông nhận được giấy mời đến trường để làm việc với nội dung “gặp mặt với Hội đồng trường để trao đổi về chương trình học tập lớp chất lượng cao”.
“Ông Đồng Xuân Hưng, được giới thiệu là Chủ tịch Hội đồng trường nói rằng những câu hỏi của tôi đưa ra là không tin tưởng nhà trường và không tôn trọng giáo viên. Vì vậy, Hội đồng trường sẽ quyết định dừng đạo tạo con tôi ngay ngày 10/8”.
Chiều cùng ngày, ông Bằng cũng được giáo viên chủ nhiệm lớp 12A5 gửi thông báo quyết định của nhà trường.
Vị phụ huynh bức xúc cho rằng, việc trường ra quyết định dừng đào tạo với học sinh như vậy là “không đúng luật và không đúng tiêu chí của ngành giáo dục”.
“Việc tôi thắc mắc về chương trình đào tạo là chuyện giữa phụ huynh và nhà trường, vậy lý do gì trường lại buộc con tôi phải nghỉ học? Việc phụ huynh có thắc mắc là chính đáng, nhưng sao nhà trường lại ra quyết định phản giáo dục như vậy.
Chưa kể, tôi đang đại diện cho ý kiến của tập thể hội phụ huynh lớp 12A5 để trao đổi các thắc mắc chung tới nhà trường. Những thắc mắc của phụ huynh là chính đáng trước khi đưa ra quyết định có cho con tham gia lớp chất lượng cao hay không, chứ không hề thể hiện sự thiếu tin tưởng nhà trường và cũng không có câu nào thiếu tôn trọng giáo viên của trường.
Nhà trường ra quyết định dừng đào tạo đối với con tôi là bất hợp lý vì tôi đại diện cho hội phụ huynh để làm việc với trường chứ không phải cá nhân tôi”, ông Bằng bức xúc.
Theo ông Bằng, gia đình ông trước đó không hề có ý định chuyển trường cho con. Việc nhà trường bất ngờ ra quyết định “dừng đào tạo” ngay trước thềm năm học mới, đặc biệt trước khi các con sắp sửa bước vào năm lớp 12 cuối cấp, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con. “Sau khi nhận quyết định của nhà trường, con tôi rất buồn và xấu hổ với bạn bè”, ông Bằng nói.
Trong quyết định của Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh về việc dừng đào tạo đối với học sinh N.H, trường này nêu lý do: “Nhà trường không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của phụ huynh học sinh. Thời gian dừng đào tạo bắt đầu từ ngày 10/8”.
Ông Bằng cho biết, nhà trường thông báo, trong trường hợp nếu muốn rút học bạ để chuyển trường khác, phụ huynh phải làm đơn gửi về trường.
Theo ông Bằng, ngày 13/8, gia đình đã mang đơn theo mẫu đến trường để xin rút học bạ. “Ở phần lý do, gia đình ghi rõ xin rút học bạ để chuyển trường theo Quyết định số 41 - do nhà trường ra quyết định dừng đào tạo. Tuy nhiên, ban đầu, bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh từ chối nhận đơn này vì cho rằng lý do viết trong đơn là không hợp lệ.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ yêu cầu viết lý do là ‘gia đình tự nguyện xin rút hồ sơ học bạ để chuyển trường cho con’. Tuy nhiên gia đình tôi không đồng ý vì chúng tôi không tự nguyện cho con nghỉ học tại trường, mà trường đơn phương ra quyết định dừng đào tạo trước, mới phải chuyển con sang trường khác”, ông Bằng nói.
Trao đổi vớiVietNamNetsáng 15/8 về sự việc này, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã nắm được thông tin và sẽ nhanh chóng xác minh, xử lý vụ việc.
“Sở GD-ĐT đã yêu cầu Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh rà soát, báo cáo về sự việc này”, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội nói.
Đến nay, Luật giáo dục và các văn bản luật chưa có quy định cụ thể về việc ‘’dừng đào tạo” học sinh.
Theo điểm c, khoản 2, điều 38 Thông tư 32/2020, nhà trường chỉ có thể "tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT" nếu học sinh vi phạm các hành vi bị cấm quy định tại Điều 37, Thông tư 32. Các hành vi đó bao gồm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ. - Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. - Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong khoản 4 và 8 Điều 83 Luật giáo dục quy định người học có quyền được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
" alt=""/>Con bị trường “dừng đào tạo” vì bố thắc mắc về chương trình họcTuy nhiên, vòng xoáy cơm-áo-gạo- tiền đã khiến Mỹ Lệ chần chừ trong mọi quyết định.
Bước ngoặt xảy đến bà của Mỹ Lệ qua đời. Mất đi người thân yêu nhất, người bạn đồng hành duy nhất từ thuở thơ ấu, cô gái suy sụp tinh thần.
Trong lúc trầm ngâm một mình, Mỹ Lệ đã hối hận sâu sắc mà hét lớn "Tại sao không về sớm hơn? Đã nhiều năm rồi tôi không dành thời gian cho gia đình”.
Mong muốn lấy lại thời gian đã mất và kết nối lại với cội nguồn, Triệu Mỹ Lệ đã bỏ công việc ở Vũ Hán và trở về quê hương. Tháng 6/2020, Mỹ Lệ cùng anh chị em đang quay video giới thiệu khung cảnh làng quê thì cơn mưa ập đến. Cô đã nhặt vội một chiếc lá sen để che mưa, tái hiện lại ký ức tuổi thơ.
Khoảnh khắc ngẫu hứng này được đăng tải trên Douyin- mạng xã hội Tiktok của Trung Quốc. Video ngay lập tức thu hút 300.000 lượt xem trong vòng một ngày, 500.000 lượt xem vào ngày tiếp theo và con số đáng kinh ngạc là 600.000 vào ngày thứ ba.
Đồng thời, Mỹ Lệ còn nhận được một loạt tin nhắn của cộng đồng mạng, mong muốn mua đặc sản địa phương. Cô gái đã tận dụng mùa thu hoạch hạt dẻ, tiến hành một chương trình phát sóng trực tiếp và bán được hơn 200 túi trong lần đầu tiên.
Đoạn video ngẫu hứng ngày mưa không chỉ khiến Mỹ Lệ nổi tiếng trên mạng xã hội mà còn mở đường cho những dự án kinh doanh thành công sau này của cô.
“Lúc đó tôi cảm thấy thật bất ngờ và kỳ diệu. Làm sao tôi có thể bán được như vậy?”, Mỹ Lệ phấn khích nói. Đối với cô gái trẻ, doanh số lúc ấy chỉ là một phần, điều quan trọng là cô càng tin tưởng vào lựa chọn về quê khởi nghiệp của mình.
Thách thức ý niệm thành công chỉ gắn liền với thành thị
Quá trình chuyển đổi từ cuộc sống thành thị sang khởi nghiệp ở nông thôn đối mặt với vô số trở ngại. Trước sự hoài nghi từ gia đình và cộng đồng địa phương, Triệu Mỹ Lệ không nản lòng, thử nghiệm tính năng phát trực tiếp trên Douyin, giới thiệu trải nghiệm cá nhân qua các ao sen, chia sẻ toàn bộ quá trình từ trồng trọt đến giao hàng.
Nụ cười tỏa năng và cách tiếp cận chân thành đã khiến cô ngày càng được nhiều khán giả quý mến. Tuy nhiên, người nông dân trồng củ sen thường phải vật lộn với giá thấp bởi thương lái có truyền thống kiểm soát giá.
Nhận thức được những thách thức người dân quê mình phải đối mặt, Mỹ Lệ đã đa dạng hóa các kênh bán hàng, giúp gia tăng đơn giá và tạo những chuyển đổi căn bản ngành trồng củ sen ở cả vùng quê nhỏ.
Giá ban đầu của củ sen đã tăng từ 2 NDT (khoảng 7 nghìn đồng)/cân lên 3,2 NDT (khoảng 11 nghìn đồng)/cân. Với một mẫu đất, nông dân trồng sen có thể kiếm thêm hàng nghìn nhân dân tệ.
Những nỗ lực kinh doanh của Triệu Mỹ Lệ không chỉ mang lại thành công cá nhân mà còn trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực trong cộng đồng địa phương của cô. Chu trình từ trồng củ sen đến chế biến và đóng gói sản phẩm bài bản đã tạo công ăn việc làm và nguồn tài chính ổn định của người dân quê.
Những nỗ lực của Triệu Mỹ Lệ đã được ghi nhận khi cô được trao tặng danh hiệu "Thanh niên tiên phong phục hưng nông thôn quốc gia" vào năm 2023. Hành trình của cô đã trở thành biểu tượng truyền cảm hứng cho người trẻ ở Hồng Hồ, thách thức nhận thức về thành công chỉ gắn liền với cuộc sống thành thị.
Cô gái Hồng Hồ này không chỉ mong muốn mang những đặc sản của quê hương ra khắp cả nước mà còn mong muốn được nhiều người biết đến quê hương giàu đẹp của mình. Đúng như lời mở đầu của cô trong những lần phát sóng trực tiếp:
"Xin chào mọi người, tôi là Triệu Mỹ Lệ, người có giấc mơ đẹp và muốn khoe quê hương tươi đẹp của tôi. Không phải tôi đẹp mà là Hồng Hồ quê hương của tôi mới đẹp".
Tử Huy
Từ ngày mất đi ánh sáng từ đôi mắt, cuộc sống của nam sinh dò dẫm trong bóng tối. Khánh phải tập làm quen với mọi thứ, bắt đầu từ việc cầm nắm các vật xung quanh…
"Khi mới biết mình mất thị lực, em cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Em suy sụp, khóc nhiều. Nhưng mẹ chỉ có mình em là chỗ dựa nên em nghĩ mình phải vượt lên hoàn cảnh. Lúc đầu em không dám chạm chân xuống đất để bước đi, nhưng sau đó em tập hát, học chữ nổi và bắt đầu định hình lại mục tiêu cuộc sống của mình”, Khánh nói.
12 năm học phổ thông, Khánh luôn có mẹ và bà ngoại đồng hành. Mẹ em là người phụ nữ khiếm thị, chỉ nhìn được các vật ở khoảng cách gần nhưng suốt quá trình học, chị Tình luôn đạp xe dẫn Khánh đến lớp đều đặn.
Khánh nói, sau giờ học ở lớp, bà ngoại sẽ hỗ trợ em đọc bài trong sách giáo khoa. “Đến lớp em tập trung ngồi nghe giảng, vì em không thể ghi chép nên được các giáo viên, bạn bè hỗ trợ rất nhiều. Mọi người luôn dành tình yêu, quan tâm em một cách đặc biệt. Về nhà, bà ngoại sẽ đọc sách giáo khoa cho em nắm lại kiến thức”, nam sinh cho hay.
Nỗ lực vươn lên học tập, thành quả ngọt ngào đến với Khánh với việc 12 năm liền em đều đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra, em vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như đạt giải 3 cuộc thi “Ươm hạt giống tâm hồn”; Đạt giải nhì cuộc thi “Go with you” do mạng lưới khiếm thị Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2023, em là 1 trong 10 học sinh được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Sở GD-ĐT Hà Tĩnh tuyên dương học sinh vượt khó…
Cũng trong năm 2023, Khánh là đại biểu nhỏ tuổi nhất, 1 trong 21 cá nhân tiêu biểu toàn tỉnh được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năm 2024, em được kết nạp vào Đảng khi đang là học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng…
Chia sẻ về dự định ngành học sau khi được 6 trường đại học tuyển thẳng, nam sinh Đỗ Nam Khánh cho hay, em sẽ theo học Ngành công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) để thực hiện ước mơ.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tình, mẹ của Nam Khánh, chia sẻ: “Sắp tới tôi sẽ đưa con ra Hà Nội nhập học. Tôi đang nhờ mọi người kết nối để tìm nhà trọ cho con. Hành trình phía trước đầy khó khăn nhưng tôi mong con luôn vững vàng, vượt khó để chiến thắng số phận”.